Vịnh Hạ Long - Món quà di sản vô giá được thiên nhiên ban tặng
VỊNH HẠ LONG
Cảnh quan non nước ngoạn mục trên Vịnh được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ trên làn nước xanh ngọc lục bảo đặc trưng của Vịnh Hạ Long. Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất. Các cột đá vôi được bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm, cùng hệ thống hang, động đá vôi kỳ vĩ. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.
Nhiều du khách không ngờ rằng Hạ Long lại là một Di sản mang giá trị lớn với nhân loại đến vậy bởi sự đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử hiếm có. Nhờ những giá trị độc đáo đó, Vịnh Hạ Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, nơi họ có thể đến gần hơn với đất nước, con người Việt Nam sôi động, thú vị.
Trong tiếng Hán-Việt, "Hạ" mang nghĩa giảm, còn "Long" có nghĩa là rồng. "Hạ Long" theo nghĩa đen có nghĩa là "vịnh rồng hạ xuống", kết hợp giữa thần thoại cổ và lịch sử Việt. Trong Tiếng Anh, có hai cách sử dụng từ là "Vietnam" và "Viet Nam". Hạ Long cũng vậy, cách dùng từ "Halong" phổ biến hơn thông qua truyền miệng do nhận thức đã tồn tại lâu dài trong khi "Ha Long" vẫn là tên gọi chính thức của Vịnh.
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía đông bắc Việt Nam, chỉ cách Hà Nội 180 km về phía đông; xung quanh là Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà, Đảo Tuần Châu và Thành phố Hạ Long. Dù có diện tích không lớn khoảng 1533km2, Vịnh Hạ Long sở hữu khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ. Các tháp đá vôi, đảo lớn và nhỏ với các hang động bị phong hóa đặc trưng nằm sâu bên trong, hang lớn và nhỏ bên ngoài đều là những bí ẩn hấp dẫn chờ du khách khám phá. Một số đảo hoàn toàn rỗng. Nằm bên đảo là những bờ biển tuyệt đẹp, với làn nước ngọc lục bảo trong xanh vỗ về trên bãi cát trắng mịn.
Cách duy nhất để khám phá toàn bộ Vịnh Hạ Long là tự mình du ngoạn trên những hòn đảo xanh biếc. Trên một chiếc thuyền hoặc tàu du lịch bằng gỗ, du khách có thể tận hưởng cảnh thiên nhiên đẹp mê hoặc từ ban công, sân thượng hay phía trước chiếc du thuyền sang trọng. Chiêm ngưỡng mặt trời mọc và lặn, phủ lên vịnh một màu hồng và màu cam ấn tượng, và tận hưởng không khí trong lành khiến tâm trí được thư thái tuyệt đối.
Cũng đừng để dự báo về những cơn mưa cản trở chuyến đi của bạn. Ngay cả thời tiết khắc nghiệt và sương mù nhất cũng không thể làm dịu đi vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long; thậm chí, mưa còn tạo nên một bầu không khí bí ẩn, hoài niệm không khí xưa...
TRUYỀN THUYẾT VỊNH HẠ LONG
Khi Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành bản sắc dân tộc, khoảng giữa 900 và 1300 sau Công Nguyên, Hạ Long chính là chiến trường của những vụ xung đột lãnh thổ với các nước láng giềng ven biển, đặc biệt là Trung Quốc và Mông Cổ.
Truyền thuyết kể rằng khi Ngọc Hoàng muốn bảo vệ Việt Nam khỏi chiến tranh, Ngài đã gửi những chú rồng xuống mặt đất, nhằm mục đích sử dụng làm vũ khí chống lại quân xâm lược. Chính những chú rồng này đã rải hàng loạt các viên đá quý lên mặt đất - bao gồm ngọc bích và ngọc lục bảo - để rồi về sau, những viên đá này đã biến thành những hòn đảo lớn và nhỏ của Vịnh Hạ Long. Những đảo lớn và nhỏ này mang trong mình sức mạnh tự nhiên, có khả năng chống lại quân xâm lược và những kẻ tấn công, đồng thời thiết lập nên một hàng rào bảo vệ hoàn hảo cho những cuộc phục kích của các chiến binh nước ta. Những núi đá còn có thể trồi lên khỏi đại dương, nhấn chìm những con tàu của kẻ địch, tựa như một phép thuật đặc biệt.
Sau này, khi đất nước đã hoàn toàn ổn định, đàn rồng đã cùng nhau bay lượn khắp thế giới để hưởng thái bình. Và rồi chuyến phiêu lưu kết thúc, Rồng Mẹ đã quyết định hạ giới xuống Hạ Long, và đó cũng là nguồn gốc của cái tên gắn liền với địa danh này. Trong khi Rồng Mẹ trú ngụ tại Hạ Long, đàn Rồng con lại chọn nơi ở của mình tại Vịnh Bái Tử Long và đảo Bạch Long Vĩ.
Kể từ đó, dân làng cư trú tại Vịnh Hạ Long đã không còn sống trong sợ hãi, thay vào đó là sự yên bình, chính thức thoát khỏi bàn tay của kẻ xâm lược. Mặt khác, tuy sự tích về nguồn gốc hình thành Hạ Long đã được truyền qua nhiều thế hệ, các tham chiếu có nhắc tới “Hạ Long” vẫn chưa được đề cập đến cho tới đầu thế kỷ thứ 19; thay vào đó vùng đất này được nhắc đến nhiều hơn tên gọi biển Giao Châu, Lục Châu, Lục Thuỷ, Vân Đồn, Hải Đông hoặc An Bằng. Chỉ cho đến cuối thế kỷ 19, Vịnh Hạ Long mới được xuất hiện trên bản đồ điều hướng Vịnh Bắc Bộ của Pháp.